Tatra T813 Kolos 8x8 và Tatra 813 6x6
Phần 2:
Hãy bắt đầu với chiếc xe Tatra RC 1/7 của chúng ta.
Sau khi làm xong tập 1 chiếc Tatra 813 8x8, xong tập 2 và đang làm dở tập 3, chủ đầu tư:
Mr. drifcar vẫn có mong muốn sở hữu một chiếc tập ...mấy rồi... full scale. Ở đây full scale có nghĩa là: hình dáng xe, cấu tạo xe, cơ chế hoạt động, chất liệu, máy, lốp .v.vv. phải giống như xe thật.

Đơn vị thi công- là mình cảm thấy rất hứng thú và đầy thử thách liền bắt tay vào tìm kiếm dữ liệu và thiết kế chiếc xe. Ở dự án này nổi lên rất nhiều vấn đề gặp phải mà lại rất lý thú ở phần đầu bài và mình tóm lược lại những ý chính như sau:
- Made in Việt Nam 100%. Cái này cho đến giờ ngoại trừ bộ điện thì mình có thể khẳng định là made in VN 100% kit được.
- Nguyên liệu có thể mua được, thay thế được và kiếm được ngoài thị trường (chợ Giời).
- Chi phí sản xuất phải thấp nhất.
- Sử dụng những máy công cụ cơ bản nhất để chế tạo.
Sau một thời gian suy tính, cà phê, trà đá, xăng xe đi lùng nguyên liệu... việc tìm ra được những nguyên liệu chìa khoá đã xong và mình đã chính thức bắt tay vào thực hiện.
Giải thích cho chữ full scale của chiếc xe được mình ghi chú như sau:
- Máy 2thì 50cc được lấy ra từ máy cưa. Một chiếc xe scale thì mình đánh giá cao ở điểm là động cơ nổ. Hơn nữa, mình yêu thích động cơ nổ hơn nhiều so với điện.
- Hộp số hybrid, lai giữa động cơ nổ và bộ điện của Flux: Tork 2200kv. Thiết kế ban đầu của mình là 2 loại động cơ hoạt động độc lập chứ không tương hỗ.
- 1 mo, 1 số tiến, 1 số lùi + cầu nhanh/cầu chậm = 5 số. 5 kênh, 4 servo hỗ trợ cho hộp số gồm: phanh, tiến/lùi, cầu nhanh/cầu chậm, ngắt cầu, chuyển động cơ. Nghe hóc búa quá nhưng cũng có vẻ scale nhỉ?... :P
Của Tatra 6x6 thì sử dụng hộp số mình đang làm dở, chỉ thay bộ cầu nhanh/ cầu chậm bằng bộ 6 số --> 6 tiến, 6 lùi + 1 mo = 13 số.
- 8x8 = 8 bánh dẫn động. Ở đây được khoá hoàn toàn 8 bánh (full-time lock) vì thực ra nếu bố trí thêm công đoạn visai nữa thì rất mất thời gian.
- Full metal từ chassis đến body. Cái này nhóm mình làm vài cái rồi nên cũng khá tự tin.

Và nếu full scale về trọng lượng thì xe sẽ có trọng lượng là 32kg!!!

- Và tỷ lệ xe thì là 1/7. Thực chất là 1/7.5 bắt nguồn từ một thứ duy nhất, cũng là nguyên liệu chìa khoá mà nhóm mình chưa làm được: bộ lốp xe scale có đường kính 170mm.
Thui, dài dòng quá mình xin đi vào những hình ảnh hiện giờ của 2 em nó:
Thiết kế! Vâng, việc thiết kế là không thể thiếu nếu ta muốn xây dựng lên nó. Thời gian ước tính cho toàn bộ phần thiết kế chiếc xe này tầm khoảng 3 tuần... và đến giờ thì mình có một đống các phương án:
Sau khi phân định ra được chi tiết nào khó nhất và quyết định đến sự thành bại của dự án, mình đã quyết định tập trung vào nó để làm trước. Đó là khớp nối giữa arm và thân trượt của xe. Nó đã thành công trong phương án thứ 4 được tư vấn từ một thợ tiện lão luyện.
Trong lúc đó, chìa khoá thứ 2 chính là hộp số (tốn hơi nhiều nơron thần kinh cho vụ này):
Hộp số được sử dụng những bộ ly hợp như xe thật, mình làm những đĩa trượt từ lục giác và tuýp. Cơ chế tiến/ lùi đảo chiều trục xuất được kết hợp giữa xích và bánh răng.

Như ta biết, 2 bánh răng ăn với nhau thì sẽ quay ngược chiều, 2 bánh xích/ bánh cua roa ăn với nhau thì sẽ quay cùng chiều, mình sử dụng cơ chế này. Vấn đề đau đầu là với xích, làm sao để có thể loại bỏ bánh tì nếu như độ dài ngắn của những sợi xích là khác nhau?
Sau 3 ngày, mình đã ơ rê ka lên 1 tiếng

và kết quả là đây:
Mọi vấn đề được giải quyết khi ta xếp 3 trục thành tam giác cân. Như vậy 2 xích sẽ có độ dài bằng nhau.

Giờ là lúc CNC test thử việc đo các khoảng cách răng, module xích đã đúng chưa. Lần đầu mình dùng CNC - máy DYI của Zen Toolwork 7x7inch có bộ khung làm bằng nhựa PVC. Bà con xem clip nó cắt:
Lắp thử chính xác tuyệt vời, các bánh răng khít vừa vặn với nhau và quay trơn tru như đã thiết kế... yêu CNC quá...
Bà con có thể nhìn rõ cách sắp đặt của cơ cấu số tiến/ lùi ở ảnh này:
Nào, ta điểm danh toàn bộ những thứ mà ta có. Ở đây còn thiếu nguyên bộ arm đang được tinh chỉnh lần cuối:
Nguyên liệu chìa khoá mà mình tìm đầu tiên và nó cũng ảnh hưởng đến toàn bộ các thiết kế, đó là bánh răng visai:
Tuy cứng, nhưng đồng chí thợ tiện chỗ mình oánh được hết:
Các ống khớp nối thân giữa. Kết nối đúng kiểu... Ba Tư...
Trục dẫn động ra bánh của cầu trước và cầu sau:
Một phần của hub lái:
Vô số bánh răng:
Và rất nhiều vòng bi:
Đây chính là chỗ tâm đắc nhất của mình và bác thợ: chỗ khớp nối giữa arm và ống trượt. Đây là một vị trí xung yếu gần như là nhất trên chassis. Nếu kết nối yếu, khi va phải vật cản, arm không đủ khoẻ sẽ gãy, kết nối không đủ chắc sẽ bung.
Để ra được phương án cuối cùng, mình và bác thợ tiện đã phải nghĩ đến 4 phương án với các thể loại gá lắp: bắt vít, keo epoxy, hàn đồng, hàn inox, hàn trước doa sau... Với mục tiêu đề ra cao hơn: mọi chi tiết phải lắp ghép được và tháo lắp rời nhau được, sản phẩm cuối cùng được sử dụng công nghệ tiện lệch tâm thường áp dụng cho tiện trục khuỷu của máy:
Kết thúc ngày hôm nay: lắp thử để kiểm tra độ đồng tâm toàn bộ các cầu:
Hẹn gặp lại bà con trong một ngày gần đây nhất.
Khò khò thui.

